Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XXXIV Mùa Thường Niên - Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ (Ga 18,33b-37) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
TIN MỪNG: Ga 18,33b-37

Noel Quesson - Chú Giải

Đây là Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Sau diễn từ cuối cùng quan trọng trước công chúng trong đó Đức Giêsu loan báo rằng, giữa “thời tai họa”, Người sẽ đến quy tụ toàn thể loài người để hưởng “một mùa hè tươi đẹp” Đức Giêsu đề cập đến cái chết của người và Người bước vào cuộc thương khó: Đó là phần kết và là đỉnh cao của "Tin Mừng" theo Thánh Máccô, mà chúng ta đã đọc suốt năm nay.

Chúa nhật cuối cùng này, chúng ta thay đổi thánh sử. Đây là một trang Tin Mừng của Thánh Gioan, nhưng đúng ra chúng ta vẫn ở trong cùng một mạch văn cũ, là trong cùng một kết luận. Thánh Gioan chỉ đưa ra tước hiệu là Vua trong cuộc thương khó, vừa đau khổ vừa vinh quang. Bỗng nhiên, liên tiếp ông nói về "Vua”, "Vương quyền" (Ga 18,33-36-37-39- 19,3-12-14-15-19-21)...nhưng đó là một ông Vua bị đóng đinh mà Vương miện của Người là những gai nhọn. Vậy thì rõ ràng là "Vương quyền" của Đức Giêsu ở trên một bình diện hoàn toàn khác với bình diện chính trị.

Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với người: "ông có phải là Vua dân Do Thái không?”

Đức Giêsu bị buộc tội. Người bị ra tòa. Phiên xử này là phiên xử danh tiếng nhất trong mọi thời đại!

Thẩm phán là ông Philatô, lãnh tụ của đạo quân La Mã đang chiếm đóng. Ong là viên toàn quyền của một đế quốc đã từng đô hộ và để dấu ấn trên thế giới. La Mã lúc bấy giờ ngự trị nước Ý, Pháp, Tây Ban ba, Anh và một phần nước Đức, Ao, Nam Tư, Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Xyri, Libăng, Palextin, Ai Cập, Li bi, Tuynidi, Angiêri, Ma-Rốc. Hoàng đế lúc bấy giờ là Tibêriô, thừa kế của Augustô. Philatô là quan toàn quyền có nhiệm vụ chặn đứng những vụ nổi loạn thương chớm nở trong dân Do Thái. Người ta treo lên thập giá người Dêlôtê ngoài cổng thành. Hàng ngàn người đã bị treo lên thập giá, để áp đặt quyền lực của La Mã.

Bị cáo hôm đó; đối với Philatô là một "ông Giêsu nào đó" Mà cách đây ba năm chỉ là một anh thợ mộc giản dị và âm thầm tại Na-za-rét, một thôn làng nhỏ, chính quyền cũng không biết tới họa chăng mới có một đội tuần tiễu đi qua.

Tôi nhìn ngắm hai người đối diện; Philatô và Chúa Giêsu, quan tòa và bị cáo.

Đức Giêsu hỏi lại ông ấy.

Thật là một điều quá đáng? Bị cáo bây giờ lại "hạch hỏi quan tòa". Có phải vai trò bị đảo ngược không? Táo bạo thật, người bị cáo đáng thương! Người ấy là ai vậy?

Ngài tự ý nói điều ấy, hay có ai khác đã nói với Ngài về tôi?

Đức Giêsu thật tuyệt vời. Người biết rằng quan tòa này là toàn quyền. Tuy nhiên, Chúa muốn ông có một tương quan cá nhân, cố dẫn ông ra khỏi một cuộc tranh luận pháp lý, để bày tỏ một lập trường của riêng ông, "này, ông Philatô, có phải chính ông nói rằng tôi là Vua không?". Phần lớn các vấn đề của thế giới kỹ thuật, hệ thống hóa, hành chính hóa của chúng ta có lẽ đang nằm ở trong thái độ trên đây của Đức Giêsu, một con người đang- cố thoát khỏi mối liên hệ "quan tòa- bị cáo" để bước sang tương quan "người và người". Chúng ta không ngừng đóng những vai trò" và ưa đeo mặt nạ: Chủ- thợ, y sĩ- bệnh nhân, thông gia- khách hàng, trợ lý xã hội với người được trợ giúp linh mục- con chiên, cha mẹ- con cái, thầy dạy- học trò, Giáo Hội giáo huấn và Giáo Hội thụ huấn. Này Philatô, hãy bỏ mặt nạ ra! Hãy nhìn thẳng vào mặt Ta. Ong hãy nói, ông nghĩ gì về Ta? ông đừng trả lời những bài đã học ở kẻ khác. Chính ông phải có lập trường. Chính ông phải "tuyên xưng Đức tin".

Ông Philatô trả lời: "Tôi đâu phải là người". Do Thái. Dân ông và các Thượng tế đã nộp ông cho tôi, ông đã làm gì?".

Ta cảm thấy quan tòa hơi bực mình. Ông ta có ý tiến công. Ông ta khước từ không muốn bị kêu gọi bước vào lương tâm mình. ông quyết định trở lại với vai trò, với “mặt nạ" của mình. Tôi không phải ngồi đây để nói tôi nghĩ gì mà là để xử vụ án. "Ông đã làm gì?" Đức Giêsu đã cố gặp “một người". Nhưng Philatô đóng vai trò "một nhân vật" Dù sao thì Philatô cũng đang "thống trị ", chính ông mới có uy quyền. Người thợ ở làng Na-za-rét không thể có lý trước mặt César. Ai có thể nói hôm đó rằng, không phải là César, với gót giày của đạo quân bách chiến bách thắng, sẽ trở nên khuôn mẫu cho thế giới mai sau... nhưng lại là anh thợ mộc thấp bé, bị khinh khi. Từ người thợ mộc này sẽ phát sinh một nhân loại mới cho nhiều ngàn năm.

Đức Giêsu trả lời: "Nước Tôi không thuộc về thế gian này, nếu nước Tôi thuộc về thế gian này, thì người của Tôi đã chiến đấu không để Tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng quả thật nước Tôi không thuộc về thế gian này”.

Đức Giêsu không trả lời câu hỏi của quan tòa "ông đã làm gì?". Chính Đức Giêsu không có ý thắng người đối thoại nhưng chỉ hồng cuộc trình luận theo đề tài mà Người muốn bàn cãi.

Đức Giêsu giải tỏa mọi sự hiểu lầm về tước hiệu "Vua” mà Philatô đang tìm cách điều tra ít nhất có ba cách làm “Vua".

1. Vua theo nghĩa chính trị, theo kiểu La Mã: Người ta thống trị kẻ khác bằng cách nô lệ hóa họ.

2. Vua theo nghĩa Thiên sai, theo kiểu mong đợi của dân Do Thái: Một người thuộc dòng dõi Vua Đa-vít chính thức lên ngôi, và chiến thắng kẻ thù của ít-ra-en, của Chúa bằng cách đè bẹp chúng.

3. Sau hết, Vua theo cách của Đức Giêsu: Một vương quyền huyền bí, không ép buộc ai, không đè bẹp ai "bạn có muốn theo tôi không?" "Các bạn cũng muốn bỏ đi hay sao?". Một vương quyền mà lại để "Vua" bị "Giao nộp" cho kẻ thù mà không kháng cự một tổng thống mà không có “vệ binh" để bảo vệ mình, không có cận vệ để bao bọc trước đám đông. Một vương quốc không quân đội, không thiết giáp không hỏa tiễn.

(Một lãnh tụ Xô Viết trước kia đã hỏi một cách ngây ngô xem Đức Giáo Hoàng có được bao nhiêu sư đoàn thiết giáp!)

Đức Giêsu luôn hành động như Đấng có "Toàn quyền": Người đã đuổi quỷ ra khỏi con người, đã đánh bại sự dữ, đã chế ngự biển khơi đang xung động, đã đổi mới cách giảng dạy Luật Do Thái với một uy quyền không ai sánh được. Nhưng trong khi làm như vậy, Người đã không bao giờ cưỡng bức ai.

Chúa là vị Thầy đã để cho chúng ta được hoàn toàn tự do, mà còn tự "Giao nộp" để cho chúng ta tấn công Người. (Tôi suy niệm về từ "Giao nộp” mà chính Chúa đã dùng ở đây). Đức Giêsu là chính dung mạo của Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (2 Cr 4,4). "Kẻ nào thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14,8-11; Cl 1,15). Không ai đã thấy được Thiên Chúa, nhưng Con Một đã mạc khải Người cho chúng ta" (Ga 1,18). Trong nội dung rao giảng của Người được ghi lại trong ba Tin Mừng. Nhất lãm, Đức Giêsu đã không ngừng nói về "Nước Trời", "Nước của Thiên Chúa", nhưng đó không phải là một vương quốc như những vương quốc trần thế.

Đó là một vương quốc ẩn dật như một hạt cải nhỏ bé sẽ trở nên một cây lớn, như một nhúm men, người đàn bà trộn vào bột, như hạt lúa mì chết đi trong lòng đất để mang lại bông hạt. Đức Giêsu là "Vua", vâng, nhưng theo cách của Thiên Chúa. Và rõ ràng Thiên Chúa không phải như chúng ta tưởng tượng Thiên Chúa "trị vì", Thánh Vịnh đã hát lên như thế (TV 46,9- 54,20- 58,14- 92,1- 96,1- 98,14- 145,10) và Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha "Xin cho Nước Cha trị đến". Thiên Chúa không đè bẹp kẻ thù của Người. Thiên Chúa không bắt buộc con Người phải tin nơi Người. Người cho mặt trời mọc lên trên cả người công chính lẫn người bất lương, trên kẻ ác cũng như người lành, trên người vô thần cũng như trên các tín hữu (Mt 5,43-48). Thiên Chúa yêu thương những người không yêu thương mình mà Người yêu cầu chúng ta cũng làm như vậy. Người không phải là "Vua"! Không, tuyệt đối không phải là "Vua"! Người không giống bất cứ một ông Vua nào của trần gian.

Nhưng không! Nước Tôi không thuộc về thế gian này.

Sau khi đã phân biệt rõ ràng vương quyền của Người với tất cả vướng quyền khác, bây giờ Đức Giêsu có thể tuyên bố Người là Vua... bởi vì từ bây giờ trở đi không ai có thể hiểu lầm về ý nghĩa của vương quyền nữa. Vương quyền này không dính líu gì với những quyền lực dưới thế gian này.

Người quả quyết, Vương quyền này từ "nơi khác" đến. Người cảm thấy không cần nói rõ "nói khác" mà từ đó Người đến. Người ta có thể giết Chúa, nhưng Chúa vẫn thắng, vẫn hiển trị. Cái nghịch lý của "nơi khác" Thần thiêng này là Vinh quang của Người không thể bị suy giảm bởi những thử thách hay thất bại trên thế gian. Vương quần (thần thiêng!) của Người không tránh cho Người phải chết về mặt thể xác. Vinh quang của Người là vinh quang được “nâng lên khỏi mặt đất" trên thập giá, và lên ngự bên phải của Chúa Cha.

Philatô bèn hỏi: "Vậy ông là Vua ư?”

Trên môi miệng của Philatô, đại danh từ "ông được đặt sau động từ, trong bản vẫn Hy Lạp rất có ý nghĩa: “Vua ông".

Sao? ông, người mạo danh, ông, mà người ta sắp xóa bỏ bằng một nét bút. Ong là người; mà tôi, sắp cho tiêu diệt ông, là người tù đáng thương không thể tự vệ được:

Chính Ngài nói rằng tôi là Vua: "Tôi sinh ra đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật".

“Đã đến". Người đã nói "Tôi đã đến", từ một nói khác, đã đến thế gian.

Trong bài học 2 được đọc trong Chúa nhật này, chúng ta đã nghe Gioan định nghĩa Đức Giêsu như là "nhân chứng trung thực". Chữ "Chứng nhân" này địch từ chữ Hy Lạp "Martyr" do đó có chữ Pháp là "Martyr" có nghĩa tử đạo.

Người đã trả giá cho vương quyền của Người! Cho việc làm chứng của Người!

Ai đứng về phía sự thật đều nghe được tiếng Tôi.

Vậy thì vương quyền của Chúa Kitô Vua hệ tại điều gì? Đó là quy tụ lại để cùng lắng nghe "một giọng nói" tất cả những ai thuộc về sự thật". Người "trị vì" nhờ Đức tin mà chúng ta dâng cho Người, nhờ thái độ tín thác mà chúng ta đặt vào Lời của Người, nhờ nếp sống hằng ngày của chúng ta luôn phù hợp với "Tiếng nói của Người. Không ai có thể thoát khỏi "Vương quyền" này.

Là con người, chúng phải chọn lựa thái độ theo hay chống lại "Sự thật"... Làm Vinh danh Chúa Kitô Vua, không phải là đốt hương trầm cho Người, không phải là tổ chức những lễ long trọng mừng Người, giống như những danh vọng hư ảo của các Vua Chúa trần gian. Nhưng chính là lắng nghe tiếng nói của Người", và làm sao cho cuộc sống cá nhân, gia đình., nghề nghiệp và xã hội hoàn toàn phù hợp vợi- "Tiếng nói đó".

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Quan nói đúng: Tôi là Vua"

BÀI TIN MỪNG: Ga 18, 33b-37

1. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật lại việc quan Tổng trấn Philatô tra khảo Chúa Giêsu về vương quyền của Người.

2. SUY NIỆM:

1/ "Philatô hỏi Chúa Giêsu: ông có phải là Vua dân Do thái không?":

Muốn buộc Chúa Giêsu vào án tử hình, người Do thái phải mượn lý do chính trị để truy tố. Vì thế, người Do thái đã nộp Chúa Giêsu cho quan Tổng trấn Philatô.

Philatô tra khảo Chúa Giêsu vì dân Do thái đã tố cáo Chúa Giêsu về tội phản động vì Người tự xưng là Vua dân Do thái.

Philatô tra khảo Chúa Giêsu vì một đàng dân tố cáo thì ông phải xét, đàng khác ông muốn tìm đến sự thật vì lời tố cáo của dân Do thái chưa đủ lẽ để kết án tử Chúa Giêsu.

2/ "Quan tự ý nói thế hay là có người khác nói với quan về tôi?":

Chúa Giêsu chẳng trả lời có hay không, nhưng Người yêu cầu Philatô minh xác: tự mình ông, ông nói thế hay có ai khác đã nói với ông về Tôi? điều này có ý nói lên rằng:

+ Nếu Philatô đã tự mình nói, thì ông chỉ có thể nói về vương quyền chính trị, có tính cách thế tục phàm trần, và như vậy Chúa Giêsu chẳng phải là vua.

+ Nhưng nếu có ai khác ( người Do thái ) đã nói với ông về Người, thì vương quyền mà người ta cho rằng Người đã đòi hỏi cho mình, chính là vương quyền Thiên sai. và theo nghĩa này, chính Người là vua Thiên sai.

3/ "Tôi đâu phải là người Do thái":

Philatô không phải là người tố cáo Chúa Giêsu. Điều này chứng tỏ rằng ông đã không nhận thấy nơi Chúa Giêsu có điều gì là phản động, tức là vua theo kiểu trần thế để lên án ( Ga 18, 38; 19, 4; 19, 6 ).

+ "Nhân dân ông cùng các thượng tế đã nộp ông cho Ta": Philatô cho thấy chính dân Do thái đã tố cáo Chúa Giêsu.

+ "Ông đã làm gì?": vì thế Philatô muốn hỏi xem Chúa Giêsu đã làm gì khiến dân Do thái đã tố cáo như vậy.

4/ "Nước Tôi không thuộc về thế gian này, nếu nước...":

Thừa dịp tốt này, Chúa Giêsu đã tuyên bố công khai về vương quyền của Người: "Nước Tôi không thuộc về thế gian này". Lời tuyên bố này cho thấy vương quốc của Chúa Kitô không thuộc về hạ giới, nó không đặt cơ sở trên sức mạnh hay bạo lực, không dựa trên quyền lực thế trần nào, bằng chứng là Người đã không dùng bạo lực của trần thế để giải thoát, nhưng vương quốc Người là từ trên xuống (Ga 19, 11) nghĩa là từ Thiên Chúa.

Đồng thời cũng có nghĩa: vương quốc của Chúa Kitô vốn tính vĩnh cửu, không tồn tại trong thế giới chóng qua này (Ga 2, 17), nhưng trong thế giới cánh chung, bên Thiên Chúa. Vì thế, để chiếm hữu vương quốc ấy, Chúa Kitô cần phải từ giã thế gian hiện tại này để đi vào thế giới cánh chung, phải " Qua khỏi thế gian này" để "Về cùng Cha" (Ga 13, 1) và như thế, phải được " giương cao khỏi đất " (Ga 12, 32). Chính nhờ việc chịu chết trên Thánh giá mà Chúa Kitô chiếm hữu được vương quốc của Người.

5/ "Vậy ông là vua ư?":

Đặt câu hỏi này Philatô tò mò muốn biết về vương quốc mà Chúa Giêsu nói tới, chứ ông không nghĩ đến vương quốc theo kiểu trần gian vì ông đã biết chắc Chúa Giêsu không phải là kẻ phản động vì Người không có binh lính, võ khí...

6/ "Quan nói đúng: Tôi là vua":

Sau khi tuyên bố vương quốc của mình không thuộc về thế gian này, nhưng thuộc về thế giới cánh chung, Chúa Giêsu tự nhận mình là vua: "Chính để làm vua mà Tôi đã sinh ra và đến trong thế gian". Qua mầu nhiệm Nhập thể và Cứu chuộc, Chúa Giêsu thu thập nhân loại vào thế giới cánh chung, là vương quốc của Người.

+ "Chỉ để làm chứng về chân lý":

"Chân lý": theo Tin Mừng thánh Gioan là thực tại thần linh. Chính Chúa đến trong thế gian để làm chứng cho thực tại thần linh này. Vì chỉ có Người là chứng nhân duy nhất xứng đáng (Kh 1, 5. 5, 14), có tất cả bảo đảm của một kinh nghiệm trực tiếp về thần linh ( Ga 3, 11 - 32; 8, 14 ). Làm chứng cho chân lý là Người làm chứng cho chính mình, vì Người chính là chân lý mà Người mang đến cho thế gian (Ga 8, 14 - 18. 14, 6). Chúa Giêsu chính là Thiên - Chúa - ở - cùng - chúng - ta.

+ "Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng Tôi": do đó ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng Chúa Giêsu và sung sướng được nghe tiếng Người (Ga 3, 19).

Vậy, "Ai thuộc về chân lý? ". Đó là:

- Những người bước đi trong chân thực, ngay chính đối với Thiên Chúa, và mạc khải của Người (Ga 8, 14).

- Những người hành động trong chân lý, bằng cách làm cho mọi công việc mình phù hợp với mạc khải của Thiên Chúa (Ga 3, 21).

- Những người đã nghe (Ga 6, 45) và nhớ thái độ đó đã được Chúa trao phó cho Chúa Giêsu để được ban mạc khải cánh chung cuối cùng (Ga 6, 37 - 40; 44 - 45; 10, 29; 17, 2 - 6).

Nói chung là tất cả những người Israel chân chính (Ga 1, 47) đến cùng Chúa Giêsu, nghe tiếng Người và qua đó nhận ra mạc khải tột đỉnh của Thiên Chúa (Ga 8, 42 - 43; 10, 3; 14, 26 - 27; 5, 25).

III. ÁP DỤNG:

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

Giáo Hội muốn dùng bài Tin Mừng này trong Chúa nhật kết thúc năm phụng vụ để tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Vua và nhờ đó chúng ta biết đón nhận Chúa làm Vua cai trị cuộc sống của mình.

B/ Áp dụng thực hành:

1/ Nhìn vào Chúa Giêsu:

a/ Xem việc Người làm:

- Chúa Giêsu là Vua, là Chúa, nhưng Người chấp nhận thân phận bị oan trước toà án người đời để làm chứng cho đời. Chúng ta noi gương Chúa biết chấp nhận thân phận bị oan trước sự xét đoán của người đời, để có dịp làm chứng cho đời về tinh thần của Chúa.

- Để làm chứng cho vương quốc thiêng liêng, Chúa Giêsu đã không dựa vào bạo lực của trần thế, nhưng cậy dựa vào sức mạnh của chân lý, là thực tại thần linh của Người. Noi gương Chúa, muốn làm chứng cho Chúa, chúng ta đừng cậy dựa vào sức mạnh của trần thế, nhưng cậy nhờ vào sức mạnh tinh thần là ơn Chúa ban bằng sự cầu nguyện, hy sinh và các việc lành cũng như bằng sự hiện diện làm chứng tá cho Chúa.

b ) Nghe lời Chúa nói:

- Nước tôi không thuộc về thế gian này: là người thuộc về Chúa, chúng ta chọn Nước Trời làm quê hương và sống tinh thần Nước Trời ngay từ bây giờ. Là thành phần của Giáo Hội thì phải hiệp nhất với Giáo Hội.

- Tôi là Vua: Chúa Giêsu đã tuyên bố Người là Vua, và hôm nay Giáo Hội nhắc lại lời tuyên bố đó để chúng ta tôn vinh Người và tôn nhận Người là Vua đời ta, nghĩa là hết lòng để Người thánh hóa ta.

- Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng ta: Càng thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là càng nên thánh thì càng phải nghe theo Chúa Kitô. Trong thực tế, chúng ta muốn hoàn thiện đời sống, thì chúng ta phải sống theo giáo huấn của Chúa Kitô qua Thánh Kinh và Giáo Hội.

2/ Nhìn vào Philatô:

+ Philatô tra khảo Chúa Giêsu không phải ông tin theo lời người ta tố cáo, nhưng là muốn biết về Chúa Giêsu.

Đứng trước những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa, chúng ta có dịp không phải để chống lại, nhưng để tìm hiểu thêm về Chúa qua sự học hỏi, suy niệm để biết Chúa rõ hơn, chắc chắn hơn và gắn bó với Người hơn.

+ Philatô tra khảo Chúa là dịp tốt để Chúa công bố vương quyền của Người cách công khai.

Những xét đoán, phê bình chỉ trích của người đời đối với ta, lại là dịp thuận tiện để ta làm chứng cho tinh thần của Chúa.

Khi có ai bách hại ta vì ta là người của Chúa thì khi đó là dịp tốt để ta làm chứng cho Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.